Bất
động sản thủ đô sôi động sau 2 dự án đầu tư lớn của Lotte và Aeon, tổng
nguồn cung của thị trường bán lẻ Hà Nội giữ ở mức 760.000 m2, tăng 7,3%
theo năm. Giá thuê cũng ổn định, tăng 0,1% theo quý. Mặc dù không có dự
án bất động sản mới nào, thị trường bán lẻ Hà Nội lại tương đối sôi
động về mặt đầu tư. Nếu 2016 đánh dấu các thương vụ mua bán lớn của các
nhà đầu tư Thái Lan thì năm 2017 chứng kiến một vài hoạt động đáng chú ý
của nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mức tăng nhẹ này
là do sự biến động về giá cho thuê tại khu vực trung tâm thành phố Hà
Nội, cho thấy khu vực này vẫn được các bên bán lẻ rất quan tâm. Trong
khi đó, một số trung tâm thương mại ở khu vực ngoài trung tâm tiến hành
cơ cấu lại khách thuê dẫn đến việc tỷ lệ trống tăng 5,4%, chạm mức 10,6%
trung bình thị trường. Tuy vậy, con số này vẫn cho thấy sự cải thiện về
tỷ lệ trống so với quý 1/2016.
Mặc dù không có dự án bất động sản mới nào, theo tin tức phóng viên có được thì thị trường bất động sản thủ đô
lại tương đối sôi động về mặt đầu tư. Nếu năm 2016 đánh dấu những hợp
đồng mua bán lớn của các nhà đầu tư người nước ngoài như Thái Lan thì
vào năm 2017 chứng kiến một vài hoạt động đáng chú ý của nhà đầu tư Hàn
Quốc và Nhật Bản.
Lotte vừa mua lại
khu đất rộng 7,3 ha, nơi sẽ là một trong những trung tâm thương mại lớn
nhất của tập đoàn này ở Việt Nam tính cho đến thời điểm hiện tại, nằm
trong một khu đô thị cao cấp với nhiều cư dân nước ngoài.
Trong khi đó, tập
đoàn Aeon của Nhật cũng vừa công bố dự án xây dựng trung tâm thương mại
thứ hai tại Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây của thành phố nơi có số
lượng dân cư tập trung đông đúc.
Hai giao dịch này
hứa hẹn nguồn cung tương lai lớn sẽ ra mắt thị trường vào năm 2019. Cho
đến lúc đó, 3 quý còn lại 2017 được dự báo sẽ sôi động với hơn 100.000
m2 sắp sửa khai trương.
![]() |
Trong quý 1/2017,
CBRE Châu Á Thái Bình Dương thực hiện một nghiên cứu về thế hệ Y, “Thế
hệ Y Châu Á Thái Bình Dương: kiến tạo tương lai của Bất Động Sản”. Một
trong những kết quả thú vị của bản báo cáo đó là thế hệ Y ở Châu Á Thái
Bình Dương cho thấy một xu hướng chi tiêu hướng đến các hoạt động ăn
uống và giải trí bao gồm xem phim, các buổi biểu diễn, rõ rệt hơn so với
các khu vực khác trên thế giới.
Xu hướng này cũng được thể hiện rõ ở thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản thủ đô
nói riêng , nơi có đến gần 60% dân số nằm trong độ tuổi dưới 35. Ẩm
thực vẫn là điểm nóng với sự cạnh tranh mạnh mẽ ở tất cả các loại hình
như nhà hàng, café, trà sữa, …
Trong khi đó, mảng rạp chiếu phim chứng kiến cuộc chiến khốc liệt giành thị phần giữa các nhà vận hành nước ngoài như CGV,
Lotte, Platinum với các đơn vị trong nước như Galaxy, BHD. Ẩm thực và
giải trí cũng là hai mảng dịch vụ vô cùng quan trọng đối với hoạt động
của các trung tâm thương mại ngày nay, và được dự đoán sẽ còn tiếp tục
như vậy trong thời gian tới do xu hướng tiêu dùng nói trên.
Nhận xét
Đăng nhận xét